Toàn cảnh trải nghiệm khách hàng: Trải nghiệm khách hàng là chiến trường mới

3 Tư Duy Chiến Lược Bất Kể Người Kinh Doanh Nào Cũng Cần Nhớ

Khách hàng ngày nay có quá nhiều lựa chọn, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp để thay thế sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Sự phát triển của việc mua sắm online khiến bạn gặp nhiều cạnh tranh hơn. Bởi lẽ đối thủ không chỉ là cửa hàng cùng con phố của bạn nữa mà có thể ở một tỉnh, thành phố hoặc một quốc gia khác.
chien-luoc-kinh-doanh
Chiến lược kinh doanh thời công nghệ

Thay vì việc ra ngoài ăn trưa, các nhân viên văn phòng lại Order món ăn tại một nhà hàng khác và vận chuyển đến văn phòng.
Thay vì ra cửa hàng tạp hóa đầu ngõ, người ta lại đặt hàng online trên facebook hoặc một website nào đó.
Công nghệ làm thay đổi rất nhiều hành vi của khách hàng và bạn cũng phải thay đổi cách thức kinh doanh của chính mình để có thể tìm kiếm thêm khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.

1. Giá Sản Phẩm Không Phải Tất Cả.


Giá sản phẩm là quan trọng nhưng không phải là tất cả, dĩ nhiên khách hàng luôn mong muốn nhận được giá trị tương xứng với chi phí bỏ ra. Tuy nhiên bạn cần xác định rõ đối với khách hàng của mình giá có tác động như thế nào.

Tùy vào đối tượng khách hàng và sản phẩm mà độ nhạy cảm về giá sẽ rất khác nhau. Thông thường khách hàng sẽ tư duy rằng giá cao có nghĩa là sản phẩm cao cấp. Nên không phải cứ giá rẻ là sẽ bán được hàng.

Bất kể ngành nào bạn cũng có thể phân chia thành 3 phân khúc cơ bản: Giá rẻ, Trung Cấp và Cao Cấp. Bạn bán một sản phẩm cao cấp cho một người có thu nhập thấp thì quả thật rất khó bán, khách hàng cũng không happy khi trả rất nhiều cho một sản phẩm. Còn nếu bán sản phẩm giá rẻ cho khách hàng cao cấp cũng rất khó bởi họ có yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các yếu tố vô hình khác.

2. Hiểu rõ khách hàng


Càng hiểu rõ khách hàng bao nhiêu, bạn càng có khả năng giữ chân khách hàng bấy nhiêu. Tập trung xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Thậm chí là gây dựng nên cộng đồng khách hàng để gia tăng sự tương tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và giữa khách hàng với nhau.

Hiểu khách hàng nghĩa là bạn biết rõ được khách hàng có nhu cầu như thế nào, họ kỳ vọng gì, mong muốn nhận được gì từ sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Hiểu rõ khách hàng cũng có nghĩa bạn sẽ nắm bắt được tâm lý cũng như hành vi và xu hướng của khách hàng để có những điều chỉnh phù hợp trong hoạt động kinh doanh của mình.

"Đối xử với khách hàng theo cách mà mình muốn được đối xử" là một triết lý kinh doanh cần có trong tư duy của mọi nhân viên. Bởi "Khách hàng là ông chủ duy nhất". Cách để doanh nghiệp có thể thấu hiểu khách hàng hơn là hãy lắng nghe phản hồi từ khách hàng chủ động hơn.

Đọc Thêm: Chủ động thu thập phản hồi của khách hàng

3. Tập trung vào nhóm khách hàng giá trị nhất.


Khách hàng giá trị nhất thường là những khách hàng trung thành, họ yêu mến thương hiệu của bạn và mang lại cho bạn nhiều lợi nhuận nhất.

Các doanh nghiệp hàng đầu họ làm những điều rất đặc biệt với những khách giá trị. Các chương trình thành viên, Khách hàng VIP đều có những ưu đãi mà bất kỳ ai nhìn vào đều thèm muốn.

Hãng hàng không cung cấp bữa ăn miễn phí, và nghỉ ngơi tại phòng riêng cho những khách hàng VIP khi chờ máy bay.
Đổi lại khách hàng này thường đi hạng thương gia (Business Class) và đăng ký hội viên.
Ngân hàng có nhân viên phục vụ những giao dịch riêng, và không phải xếp hàng với khách hang VIP. Quà tặng sinh nhật, tiệc cuối năm, hay các ngày lễ.
Đổi lại khách hàng gửi rất nhiều tiền vào ngân hàng, mua bảo hiểm hay các sản phẩm ngân hàng khác.

Thay bằng việc giàn trải các nguồn lực để phục vụ tất cả mọi người, doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào nhóm khách hàng giá trị nhất. Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người.



Bản quyền nội dung: Hearme.vn


Hearme.vn - Giải pháp đo lường hài lòng khách hàng

  • Chưa đến: 5.000 đ/ngày
Tư vấn: 0912083463

Đăng nhận xét

0 Nhận xét