Đầu tư vào vấn đề quản trị trải nghiệm khách hàng thật tốt thậm chí có thể vực dậy một doanh nghiệp đang trên đà thua lỗ: bao gồm việc giảm tỷ lệ rời bỏ của khách hàng, giảm chi phí tiếp thị và tăng khả năng quản lý khủng hoảng cho doanh nghiệp.
Ưu tiên hàng đầu của các chuyên gia bán hàng và tiếp thị là xây dựng những chương trình tạo khách hàng tiềm năng, tạo ra nhu cầu cho thị trường mục tiêu, thu hút càng nhiều khách hàng càng tốt. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp luôn biết rằng chi phí bỏ ra để thu hút khách hàng mới tốn kém gấp 5 lần so với việc tập trung giữ chân khách hàng hiện tại. Nhưng họ có thể chưa xác định rõ đâu là chiến lược tốt nhất để đảm bảo người mua của họ hài lòng và luôn có được trải nghiệm tích cực đối với doanh nghiệp.
Để bắt kịp xu hướng thế giới khi áp dụng công nghệ vào quá trình tối ưu quản trị trải nghiệm khách hàng trong kỷ nguyên chuyển đổi số, các doanh nghiệp hãy cùng Hearme khám phá những ưu điểm của các công cụ này, đảm bảo giúp tăng lợi nhuận từ sự trung thành của khách hàng với thương hiệu!
1. Tăng giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu là một thuật ngữ thường dùng để mô tả giá trị có ý nghĩa về mặt tài chính của thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Và giá trị thương hiệu luôn có mối liên hệ bền chặt đến cảm xúc của người tiêu dùng khi nghĩ về thương hiệu đó. Điều này sẽ được đo lường và cải thiện nhờ vào chiến lược quản trị trải nghiệm khách hàng phù hợp.
Việc doanh nghiệp thực hiện đúng những "hứa hẹn" giống như trong quảng cáo; cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao; thỏa mãn những mong muốn, mục đích của khách hàng;... là cách để xây dựng nên 1 giá trị thương hiệu tích cực. Ngược lại, phân phối sản phẩm và dịch vụ sai/ thiếu, tương tác với khách hàng kém,... - đem lại sự thất vọng cho họ đều là những ví dụ điển hình về việc phát triển giá trị thương hiệu theo hướng tiêu cực.
Một công ty có giá trị thương hiệu tích cực luôn có lượng người "hâm mộ" lớn và dành tình cảm "yêu mến" cho doanh nghiệp . Những khách hàng thực sự cảm thấy vui và hứng khởi khi sử dụng qua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sẽ sẵn sàng đăng các đánh giá tích cực của họ, chia sẻ kinh nghiệm mua bán thông qua kênh giới thiệu truyền miệng và thậm chí còn chủ động muốn tham gia vào các chương trình khách hàng thân thiết;... Một kế hoạch quản lý trải nghiệm khách hàng hiệu quả thực sự có thể ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu theo chiều hướng ngày càng thêm tích cực và ngăn chặn sự xuất hiện của các yếu tố tiêu cực gây tác động xấu tới hình ảnh và doanh thu của doanh nghiệp.
2. Giảm chi phí vận hành và tiếp thị
Khi các công ty thực hiện tôn chỉ lấy khách hàng làm trung tâm, đồng nghĩa họ đã loại bỏ được rất nhiều phỏng đoán sai lệch liên quan đến những gì mà khách hàng mục tiêu đang mong muốn. Bởi quản trị trải nghiệm khách hàng yêu cầu họ phải nhìn khách hàng theo cách riêng, xác định đối tượng này đã mua sản phẩm gì và họ sẽ mua gì tiếp theo, học các bài học thông qua quy trình bán hàng và hiểu lý do tại sao thương hiệu của mình lại có thể tiếp cận được tới khách hàng. Các doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu để chủ động hơn và có khả năng dự đoán nhu cầu của khách hàng, nhờ đó cung cấp và phát triển những sản phẩm, dịch vụ, chiến dịch truyền thông phù hợp trong tương lai.
3. Tăng doanh thu trên toàn vòng đời khách hàng
Giá trị lâu dài của khách hàng thể hiện trên tổng số tiền mà họ sẽ chi trả cho doanh nghiệp (dựa trên các sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp). Biết được chính xác con số này sẽ cho phép các thương hiệu xác định đâu là số tiền cần đầu tư để giữ chân khách hàng hiện tại so với việc làm sao để có được thêm khách hàng mới. Các doanh nghiệp nhận thấy giá trị lâu dài của khách hàng và khai thác - làm tăng doanh thu trên toàn vòng đời khách hàng sao cho hiệu quả bắt nguồn từ việc nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng chương của quản trị trải nghiệm khách hàng.
1. Tăng giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu là một thuật ngữ thường dùng để mô tả giá trị có ý nghĩa về mặt tài chính của thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Và giá trị thương hiệu luôn có mối liên hệ bền chặt đến cảm xúc của người tiêu dùng khi nghĩ về thương hiệu đó. Điều này sẽ được đo lường và cải thiện nhờ vào chiến lược quản trị trải nghiệm khách hàng phù hợp.
Việc doanh nghiệp thực hiện đúng những "hứa hẹn" giống như trong quảng cáo; cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao; thỏa mãn những mong muốn, mục đích của khách hàng;... là cách để xây dựng nên 1 giá trị thương hiệu tích cực. Ngược lại, phân phối sản phẩm và dịch vụ sai/ thiếu, tương tác với khách hàng kém,... - đem lại sự thất vọng cho họ đều là những ví dụ điển hình về việc phát triển giá trị thương hiệu theo hướng tiêu cực.
Một công ty có giá trị thương hiệu tích cực luôn có lượng người "hâm mộ" lớn và dành tình cảm "yêu mến" cho doanh nghiệp . Những khách hàng thực sự cảm thấy vui và hứng khởi khi sử dụng qua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sẽ sẵn sàng đăng các đánh giá tích cực của họ, chia sẻ kinh nghiệm mua bán thông qua kênh giới thiệu truyền miệng và thậm chí còn chủ động muốn tham gia vào các chương trình khách hàng thân thiết;... Một kế hoạch quản lý trải nghiệm khách hàng hiệu quả thực sự có thể ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu theo chiều hướng ngày càng thêm tích cực và ngăn chặn sự xuất hiện của các yếu tố tiêu cực gây tác động xấu tới hình ảnh và doanh thu của doanh nghiệp.
2. Giảm chi phí vận hành và tiếp thị
Khi các công ty thực hiện tôn chỉ lấy khách hàng làm trung tâm, đồng nghĩa họ đã loại bỏ được rất nhiều phỏng đoán sai lệch liên quan đến những gì mà khách hàng mục tiêu đang mong muốn. Bởi quản trị trải nghiệm khách hàng yêu cầu họ phải nhìn khách hàng theo cách riêng, xác định đối tượng này đã mua sản phẩm gì và họ sẽ mua gì tiếp theo, học các bài học thông qua quy trình bán hàng và hiểu lý do tại sao thương hiệu của mình lại có thể tiếp cận được tới khách hàng. Các doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu để chủ động hơn và có khả năng dự đoán nhu cầu của khách hàng, nhờ đó cung cấp và phát triển những sản phẩm, dịch vụ, chiến dịch truyền thông phù hợp trong tương lai.
3. Tăng doanh thu trên toàn vòng đời khách hàng
Giá trị lâu dài của khách hàng thể hiện trên tổng số tiền mà họ sẽ chi trả cho doanh nghiệp (dựa trên các sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp). Biết được chính xác con số này sẽ cho phép các thương hiệu xác định đâu là số tiền cần đầu tư để giữ chân khách hàng hiện tại so với việc làm sao để có được thêm khách hàng mới. Các doanh nghiệp nhận thấy giá trị lâu dài của khách hàng và khai thác - làm tăng doanh thu trên toàn vòng đời khách hàng sao cho hiệu quả bắt nguồn từ việc nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng chương của quản trị trải nghiệm khách hàng.
0 Nhận xét