Toàn cảnh trải nghiệm khách hàng: Trải nghiệm khách hàng là chiến trường mới

Vì sao tín đồ thời trang sẵn sàng chi 1000 USD để mua 1 cục gạch in logo Supreme?

Không chi nhiều tiền cho quảng cáo nhưng thương hiệu Supreme vẫn khiến các tín đồ thời trang mê mệt các sản phẩm của mình. Có những sản phẩm bán hết veo sau một ngày ra mắt, có những sản phẩm được săn lùng điên cuồng tới mức nhiều khách hàng sẵn sàng trả cái giá gấp trăm lần giá bán ban đầu. Làm sao Supreme tạo nên điều kỳ diệu này?


Cục gạch 23 triệu đồng

Một viên gạch bằng đất nung bình thường có giá rao bán lên tới $1000 (khoảng 23 triệu đồng) chỉ vì nó có in logo Supreme. Vậy tín đồ thời trang mua cục gạch về để làm gì?

Cục gạch được thương hiệu thời trang thể thao Mỹ - Supreme tung ra thị trường như một món phụ kiện. Hàng trăm người đã đứng xếp hàng ở các store của Supreme vì muốn là người đầu tiên sở hữu cục gạch.

Đoàn người xếp hàng chờ mua cục gạch in logo Supreme.

Cục gạch cháy hàng trong ngày đầu mở bán khiến nhiều người rao bán lại với giá $1000 tương đương 23 triệu đồng.
Ban đầu, cục gạch chỉ có giá 30 USD (khoảng 7 trăm nghìn đồng) nhưng được bán hết sạch chỉ sau 1 ngày tung ra thị trường. Cơn sốt cục gạch hàng hiệu tăng cao đến mức nhiều người rao bán lại với giá lên tới $1000. Đây được cho là hiện tượng thời trang khó hiểu nhất trong lịch sử.

Vậy cục gạch này có giá trị gì mà đắt bằng cả một chiếc iPhone 11? Đây chỉ là một cục gạch bằng đất nung bình thường nhưng có in logo của Supreme. Giới trẻ mua cục gạch về chỉ để làm công cụ "sống ảo" nhưng họ vẫn săn lùng vì đây là sản phẩm của thương hiệu thời trang mà họ yêu thích.

Cục gạch chỉ là một trong số các sản phẩm "không biết làm gì" nhưng vẫn tạo ra cơn sốt của hàng thời trang này. Trước đó, Supreme từng bán búa, ghế, bình cứu hoả, bình giữ nhiệt, chén ăn cơm như một phụ kiện thời trang.

Giới chuyên môn cho rằng, Supreme bán viên gạch này như một cách để khẳng định sức mạnh thương hiệu: Supreme có thể khiến khách hàng phát sốt vì bất cứ thứ gì.

Sức mạnh của trải nghiệm và thấu hiểu khách hàng

Supreme là thương hiệu đồ trượt ván và thời trang thể thao của Mỹ, ra đời năm 1994 tại New York. Trong suốt 25 năm hoạt động, thương hiệu này chỉ thực hiện vài chiến dịch quảng cáo nhỏ, mức chi không đáng kể. Thế nhưng Supreme vẫn được giới trẻ săn đón, luôn sẵn sàng xếp hàng suốt nhiều giờ để sở hữu món đồ mới nhất của hãng.

Không chi nhiều cho quảng cáo mà vẫn bán được hàng và thu hút được lượng khách hàng trung thành đến mức cuồng tín. Supreme đã làm thế nào?
Giới trẻ yêu thích Supreme một phần vì sản phẩm mang tính biểu tượng của văn hoá đường phố của thanh niên nổi loạn. Các sản phẩm của Supreme có sự dung hoà giữa nghệ thuật và văn hoá, chạm đến khát khao và đam mê của giới trẻ. Điều này thúc đẩy khách hàng tự tìm đến Supreme, hoạt động quảng cáo trở nên không cần thiết. 

Và chỉ có thấu hiểu khách hàng, Supreme mới có thể chạm đến khát khao và đam mê của họ. Nhà sáng lập James Jebbia, từng làm việc với vận động viên trượt ván kiêm nhà thiết kế Shawn Stussy, chính vì vậy ông hiểu phong cách và đam mê của những người trượt ván trẻ. Supreme cũng không ngừng thay đổi thiết kế phù hợp với xu hướng mới bằng cách lắng nghe tiếng nói của khách hàng.

Nắm bắt thị hiếu & thấu hiểu khách hàng chìa khoá tạo nên điều thần kỳ cho Supreme.
Supreme coi trải nghiệm chính là chìa khoá bán hàng và giữ chân khách hàng. Thay vì quảng cáo sản phẩm theo các cách truyền thống, Supreme thường biến những đợt ra mắt sản phẩm thành sự kiện trải nghiệm - nơi khách hàng phải hành động để sở hữu món hàng mà họ yêu thích. Khách hàng phải đến sự kiện để đứng xếp hàng chờ mua, đăng ký đặt hàng trước khi sản phẩm ra mắt. 

Nếu không rất có thể sẽ không có cơ hội sở hữu món đồ bởi các sản phẩm mới có thể cháy hàng ngay ngày đầu tiên tung ra thị trường. Điều này tạo nên sự tò mò, kích thích cho khách hàng. Sự kiện trải nghiệm cũng rất phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu của Supreme - những người trẻ năng động và ưa vận động.

Supreme còn tạo sự khác biệt bằng cách cho ra mắt những sản phẩm “không biết để làm gì”, những sản phẩm không ai ngờ sẽ được bán tại một shop thời trang như búa, côn nhị khúc, thuyền kayak và thậm chí là một cục gạch.

Một chuyên gia về thương hiệu nhận định: “Thương hiệu của họ mạnh đến nỗi họ có thể sản xuất bất cứ thứ gì, miễn là có logo của Supreme và người tiêu dùng sẽ đổ xô đi mua, cho dù đó chỉ là một cục gạch bằng đất nung”.

Bản quyền nội dung: Hearme.vn


Hearme.vn - Giải pháp đo lường hài lòng khách hàng

  • Chưa đến: 5.000 đ/ngày
Tư vấn: 0912083463

Đăng nhận xét

0 Nhận xét