Toàn cảnh trải nghiệm khách hàng: Trải nghiệm khách hàng là chiến trường mới

3 gợi ý cải thiện trải nghiệm khách hàng cho doanh nghiệp sản xuất

Muốn sản xuất phát triển bền vững thì phải tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm. Muốn có lượng tiêu thụ ổn định thì phải có tập khách hàng trung thành đủ lớn. Muốn giữ chân khách hàng trong kỷ nguyên trải nghiệm khách hàng lên ngôi thì ưu đãi giá thôi chưa đủ, mà phải mang đến trải nghiệm mua sắm tiện lợi, khó quên.

Doanh nghiệp sản xuất là nơi diễn ra các hoạt động tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh để bán trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc phân phối cho các đại lý hoặc các doanh nghiệp khác (bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng). Như vậy, khách hàng của doanh nghiệp sản xuất bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.. 


Với cách làm truyền thống, các doanh nghiệp sản xuất thường tập trung vào tối ưu hoá chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất để tăng tỷ suất lợi nhuận. Tuy nhiên, cách làm này đã không còn đem lại ưu thế cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên trải nghiệm khách hàng lên ngôi.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của công nghệ và internet, khách hàng ngày càng mong đợi có trải nghiệm tốt hơn khi mua sắm. Xu hướng chia sẻ các trải nghiệm tệ trên mạng xã hội cũng khiến các doanh nghiệp phải đối xử với khách hàng tốt hơn. Cải thiện trải nghiệm khách hàng không chỉ cần thiết với các doanh nghiệp bán lẻ, mà còn là chiến lược phát triển bền vững của các doanh nghiệp sản xuất.

Dưới đây là một số gợi ý để các doanh nghiệp sản xuất tạo ra trải nghiệm đáng nhớ giúp giữ chân khách quen và thu hút khách hàng mới.

Nâng cấp website

Nhiều doanh nghiệp sản xuất không chú trọng xây dựng website bởi họ cho rằng các nhà bán lẻ mới cần tiếp cận người tiêu dùng cuối cùng. Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm, nhất là trong môi trường kinh doanh đang biến đổi mạnh mẽ do ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0.
Nâng cấp website sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất tăng đơn hàng, đồng thời cải thiện sự hài lòng của khách hàng trên tất cả các kênh giao tiếp. Website sẽ là kênh gắn kết mối quan hệ giữa nhà cung cấp (đơn vị sản xuất) và các nhà bán lẻ. Hiện đại hoá website để tích hợp hoạt động thương mại, dịch vụ và marketing sẽ giúp người mua lẻ thuận tiện hơn, tạo sự minh bạch trong thương mại, đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới cho nhà sản xuất.  

Từ sản phẩm đến tay người tiêu dùng là một hành trình dài với sự tham gia của nhiều đối tượng, mỗi người có một vai trò riêng. Trước đây, các đơn vị sản xuất và cung ứng thường chỉ để tâm đến các vấn đề hậu cần. Giờ đây, thương mại điện tử đã cho phép họ xuất hiện nhiều hơn trong hành trình khách hàng và mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng mới. Bằng cách đưa thông tin về sản phẩm đầy đủ, hấp dẫn trên website, cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng chu đáo, doanh nghiệp sản xuất sẽ thu hút nhiều nhà bán lẻ muốn phân phối sản phẩm của mình.

Lắng nghe người tiêu dùng 

Doanh nghiệp sản xuất chỉ cần trú tâm sản xuất, tiếp xúc với người tiêu dùng cứ để đơn vị phân phối lo. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Nếu không tiếp cận khách hàng đích, lắng nghe họ, hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ về sản phẩm để cải tiến sản phẩm đáp ứng kỳ vọng của họ thì sớm muộn họ cũng sẽ tìm thương hiệu khác khiến họ thoả mãn hơn. Khi người tiêu dùng đích không lựa chọn thương hiệu, thì có mở rộng mạng lưới phân phối đến cỡ nào cũng khó đạt được tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận như kỳ vọng.

Ngày nay, rất nhiều người tiêu dùng muốn mua hàng trực tiếp từ đơn vị sản xuất. Nghiên cứu năm 2018 chỉ ra rằng, hơn 1/3 người tiêu dùng mua hàng trực tiếp từ website của đơn vị sản xuất. Nhiều người tiêu dùng lo ngại mua phải hàng giả, hàng nhái, họ tin tưởng rằng mua hàng từ website của nhà sản xuất thì đảm bảo mua được hàng thật 100%. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các nhà sản xuất có thể vừa bán hàng, vừa thu thập phản hồi của khách hàng đích từ website bằng cách ứng dụng các giải pháp đo lường trải nghiệm khách hàng cho thương mại điện tử.

Hợp tác với các doanh nghiệp khác

Mở rộng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp khác mang lại nhiều lợi ích, không chỉ cải thiện trải nghiệm khách hàng. Bởi chi phí sản xuất thường rất lớn và không phải lúc nào doanh nghiệp cũng đủ nhân lực và tài nguyên để đáp ứng các đơn hàng lớn. Hợp tác với các doanh nghiệp cung ứng vật liệu, doanh nghiệp sản xuất mặt hàng tương tự, doanh nghiệp phân phối sẽ giúp bạn đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng. Đôi khi, việc hợp tác với đối thủ cạnh tranh cũng sẽ giúp bạn cải thiện trải nghiệm khách hàng. 


Bản quyền nội dung: Hearme.vn


Hearme.vn - Giải pháp đo lường hài lòng khách hàng

  • Chưa đến: 5.000 đ/ngày
Tư vấn: 0912083463

Đăng nhận xét

0 Nhận xét