Ứng dụng triết lý Kaizen trong quản trị và xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một giải pháp thúc đẩy tăng trưởng bền vững bằng sự gắn kết của nhân viên và sự hài lòng của khách hàng.
Triết lý Kaizen là gì?
Kaizen là triết lý kinh doanh của người Nhật, được ghép từ hai từ Kai - liên tục, thay đổi và Zen - cải tiến, tốt hơn. Kaizen có thể hiểu là Thay đổi để tốt hơn hoặc Cải tiến liên tục.
Triết lý Kaizen xuất phát từ nhận thức rằng sự cố, trục trặc có thể nảy sinh bất cứ khi nào, bất cứ bộ phận nào trong doanh nghiệp, vì vậy mọi thành viên của doanh nghiệp phải sẵn sàng để khắc phục các vấn đề phát sinh.
3 nguyên tắc chủ chốt của Kaizen
Triết lý Kaizen bao gồm 10 nguyên tắc cơ bản, trong đó linh hồn của Kaizen thể hiện ở những nguyên tắc sau:
1. Đặt trọng tâm vào khách hàng:
- Nguyên tắc bất biến: Sản xuất và cung cấp dịch vụ theo định hướng thị trường và đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
– Mục tiêu: chủ yếu tập trung vào cải tiến và quản trị chất lượng sản phẩm, nhằm phục vụ khách hàng, gia tăng lợi ích sản phẩm để tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng.
– Người hưởng lợi cuối cùng chính là khách hàng nên bất cứ hoạt động nào không làm tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm và không ngừng nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thì đều bị loại bỏ.
2. Xây dựng văn hóa “không đổ lỗi”
– Phương châm “lỗi do tôi, thành công do tâp thể”, quy trách nhiệm đúng đắn và phù hợp cho từng cá nhân, cá nhân phải chịu trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
– Không báo cáo, xin lỗi vì những lý do không chính đáng như: trời nắng, trời mưa, điều kiện nghèo nàn…
– Phát huy năng lực của mỗi thành viên để cùng nhau sửa lỗi, hoàn thiện sản phẩm tốt nhất có thể…Từ đó, uy tín doanh nghiệp tăng, sản phẩm và dịch vụ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
3. Thúc đẩy môi trường văn hóa mở
– Xây dựng một môi trường văn hóa mở, văn hóa không đổ lỗi, nhân viên dám nhìn thẳng vào sai sót, chỉ ra các điểm yếu và yêu cầu đồng nghiệp, lãnh đạo giúp đỡ.
– Xây dựng tốt hệ thống thông tin nội bộ, trong đó có kênh tiếp nhận phản hồi để nhân viên chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm giữa các bộ phận, giữa đồng nghiệp, nhân viên với lãnh đạo và ngược lại trong toàn công ty.
10 nguyên tắc của triết lý Kaizen |
Ứng dụng Kaizen mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Ứng dụng thành công Kaizen trong quản trị doanh nghiệp và củng cố văn hóa doanh nghiệp vững mạng mang lại nhiều lợi ích to lớn.
Lợi ích hữu hình:
+ Tăng năng suất lao động
+ Cải thiện chất lượng
+ Giảm các chi tiêu không cần thiết
+ Tăng doanh thu, cải thiện tỷ suất lợi nhuận
Lợi ích vô hình:
+ Tạo động lực thúc đẩy nhân viên đóng góp ý tưởng cải tiến, đổi mới
+ Tạo tinh thần làm việc tập thể, đoàn kết cho nhân viên
+ Củng cố văn hóa doanh nghiệp vững mạnh
+ Tăng sự hài lòng khách hàng, củng cố niềm tin yêu của khách hàng đối với doanh nghiệp.
7 bước ứng dụng Kaizen xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Dưới đây là 7 bước ứng dụng Kaizen để xây dựng văn hóa doanh nghiệp:
1. Thúc đẩy sự tham gia của nhân viên: Thu hút sự tham gia của nhân viên bằng cách chia sẻ và lắng nghe, tạo môi trường và cơ hội để nhân viên gắn kết.
2. Lên danh sách các vấn đề cần quan tâm/cải thiện/trú trọng: Từ phản hồi của nhân viên, liệt kê danh sách các vấn đề cần tác động để tạo văn hóa vững mạnh.
3. Tìm kiếm giải pháp và lựa chọn ý tưởng: Khuyến khích nhân viên đóng góp giải pháp và ý tưởng để giải quyết các vấn đề ở bước 1. Chọn một giải pháp phù hợp để thực thi.
4. Kiểm định giải pháp: Thực thi giải pháp đã lựa chọn ở bước ba. Tạo các chương trình thí điểm hoặc các bước nhỏ để kiểm tra giải pháp.
5. Đo lường và phân tích kết quả: Thực hiện đo lường và kiểm tra mức độ thành công của giải pháp bằng các chỉ số đo lường.
6. Áp dụng giải pháp trên diện rộng: Nếu kết quả ở bước 5 tích cực thì cho áp dụng giải pháp trên toàn tổ chức.
7. Lặp lại chu kỳ: bảy bước này nên được lặp lại liên tục để tìm ra các vấn đề phát sinh và tìm hướng giải quyết phù hợp.
----------
Hearme cung cấp công cụ và giải pháp để doanh nghiệp đo lường và phân tích kết quả khi ứng dụng Kaizen để xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo. Liên lạc với hearme để được tư vấn chi tiết nhé.
0 Nhận xét