Toàn cảnh trải nghiệm khách hàng: Trải nghiệm khách hàng là chiến trường mới

Lợi ích tuyệt vời khi áp dụng Gamification để gia tăng trải nghiệm khách hàng

Thế giới không ngừng vận động, số hóa, con người cũng ngày càng phát triển những phương thức marketing mới nhằm đáp ứng tối đa hóa trải nghiệm khách hàng. Ở thời điểm này, Gamification đang là xu hướng hot được nhiều nhãn hàng áp dụng thành công vượt trội. Bài viết hôm nay, Hearme mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhé!
Loi-ich-tuyet-voi-khi-ap-dung-gamification-de-gia-tang-tri-nghiem-khach-hang

Hiểu đúng khái niệm GAMIFICATION!

Gamification là công cụ giúp cho cho các doanh nghiệp thực hiện việc thúc đẩy người tiêu dùng biết đến thương hiệu và tương tác với họ nhiều hơn qua các ứng dụng trò chơi đơn giản. Bởi vậy nên Gamification dần trở thành một trong những công cụ đắc lực để truyền thông. Khi xu thế sử dụng các ứng dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp tăng sức hút tới khách hàng. Việc ứng dụng Gamification cũng khiến các th ương hiệu trở nên nổi bật hơn trong mắt người tiêu dùng.

Tầm quan trọng của Gamification trong marketing hiện đại.

Khi Gamification áp dụng vào việc tiếp cận khách hàng. Người dùng sẽ có những trải nghiệm hấp dẫn và thú vị hơn nhiều so với quảng cáo thông thường. Từ đó doanh nghiệp sẽ tạo dựng được niềm tin và thiết lập mối quan hệ bền vững lâu dài với họ, biến những khách hàng tiềm năng trở thành lượng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
Gamification khuyến khích các khách hàng tham gia và tương tác cao hơn bằng các hình thức khen thưởng. Công nhận khi họ đạt được điều gì đó.
Gamification có thể sử dụng đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau như: Tuyển dụng, quản lý dự án marketing,.. Đều có thể sử dụng gamification để tăng trải nghiệm người dùng.

Vậy lợi ích tuyệt khi áp dụng Gamification là như thế nào?

Tạo sự gắn kết với khách hàng

Trò chơi sẽ mang đến niềm vui và sự giải trí cho người dùng. Từ đó tạo nên sự gắn kết của khách hàng với doanh nghiệp. Sử dụng những yếu tố trong game vào quá trình mua hàng cũng như chính sách chăm sóc khách hàng sẽ tạo ra những lợi thế về nhận diện cũng như tăng sự gắn kết giữa khách hàng và thương hiệu.

Duy trì sự tương tác từ khách hàng

Những marketer hiểu rằng. Khó khăn của doanh nghiệp luôn là làm sao không chỉ thu hút khách hàng mà còn tăng tỷ lệ quay lại của khách hàng. Gamification chính là câu trả lời. Một trong những lợi ích quan trọng của việc ứng dụng Gamification đó là việc có thể tạo phần mềm đo lường để theo dõi tương tác của người tham gia. Với tính năng trên. Marketer có thể dễ dàng nắm được hành vi của khách hàng. Từ đó có thể lên kế hoạch marketing tối ưu nhất cho doanh nghiệp.

Loi-ich-tuyet-voi-khi-ap-dung-gamification-de-gia-tang-tri-nghiem-khach-hang

Các minigame đòi hỏi mức độ tương tác cao, không giống như quảng cáo video thông thường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Mặc dù truyền hình có lượng khán giả theo dõi lớn. Con người có xu hướng chú tâm vào điện thoại trong lúc xem quảng cáo hơn. Sự tương tác khi chơi trò chơi có sự chủ động (thu thập thông tin) hơn so với các phương pháp quảng cáo bằng video, bài viết,… khách hàng tiếp cận nó bị động hơn (tiếp nhận thông tin)
Trong thời đại không gian số hiện nay. Mọi người đều sử dụng di động để giải trí, đa phần mọi người sẽ không quan tâm đến tính thương mại của các trò chơi. Bên cạnh đó. Các minigame hoàn toàn có thể vừa cung cấp tính giải trí, lại truyền tải nhận thức về sản phẩm/dịch vụ một cách tự nhiên. Không tạo sự khó chịu cho khách hàng. Còn gì tuyệt vời hơn khi có thể tiếp cận tới khách hàng để quảng cáo mà lại không gây sự khó chịu, lại còn mang đến sự giải trí cho người dùng.

Tạo sự thu hút thông qua phương thức truyền miệng.

Như đã nói ở trên. Việc ứng dụng Gamification trong marketing thu hút người dùng bởi sự độc đáo. Thú vị cũng như tính giải trí mà nó mang lại. Con người ta có xu hướng sẽ chia sẻ hay gợi ý với người quen về thứ họ vừa trải nghiệm. Doanh nghiệp có thể tận dụng các nền tảng mạng xã hội để kích thích người dùng chia sẻ những trải nghiệm, tag bạn bè, người thân, hay thậm chí đưa ra những nội dung cảm nhận về thương hiệu. Từ đó lượng người biết đến trò chơi cũng như chiến dịch marketing của doanh nghiệp sẽ gia tăng.

Khuyến khích những tương tác sâu hơn

Khi khách hàng tương tác với trang web, app hoặc thương hiệu. Họ sẽ đầu tư nhiều hơn từ thời gian, tiền bạc vào những nền tảng này. Hình thức truyền thông quảng cáo thông qua gamificantion rất thành công trong việc khuyến khích khách hàng tương tác với thương hiệu. Khi khách hàng tham gia vào các mini game mà cảm thấy thích thú vì nội dung trò chơi hoặc phần thưởng trong trò chơi. Doanh nghiệp sẽ níu chân khách hàng lại lâu hơn với sản phẩm của mình. Khi khách hàng đã tiếp cận lâu với sản phẩm thì sẽ thúc đẩy cho họ sử dụng dịch vụ nhiều hơn. Việc ứng dụng Gamification giúp tăng cường kết nối giữa thương hiệu và người tiêu dùng hơn rất nhiều. Tạo hiệu quả tiếp thị cao hơn và tự động hóa hơn.

Đa nền tảng

Ngày nay mọi người đều sở hữu thiết bị di động và thói quen sử dụng internet liên tục trong thời gian dài. Chỉ cần khách hàng sở hữu 1 chiếc điện thoại di động và sử dụng các nền tảng xã hội. Doanh nghiệp đều có thể sử dụng các trò chơi để thu hút người dùng. Cho dù là smartphone, máy tính bảng, máy tính xách tay hay máy tính để bàn,…các ứng dụng game hay minigame đều có thể được định dạng và chuyển đổi tối ưu phù hợp với từng nền tảng. Giúp phạm vi tiếp cận của chiến dịch ứng dụng Gamification được mở rộng hơn.
Giống như các sản phẩm minigame tại Appon. Ta có thể tích hợp và phát hành game trên nhiều loại nền tảng khác nhau. Từ pop-up trên website, landing page, app, fanpage,…. Từ đó, tùy vào loại hình thiết bị mà người dùng thường sử dụng có thể tiếp cận các trò chơi một cách dễ dàng nhất.
2.6 Dễ dàng thu thập dữ liệu khách hàng
Việc xin thông tin cá nhân của khách hàng luôn là một việc nhạy cảm và khó khăn. Tuy nhiên, khi ứng dụng Gamification Marketing. Khách hàng sẽ để lại thông tin cá nhân một cách tình nguyện. Ví dụ như để lại thông tin để tích điểm, nhận voucher hay để đăng lên bảng xếp hạng…. Việc thu thập thông tin khách hàng theo cách làm này vừa mang lại hiệu quả mà lại không làm khách hàng cảm thấy khó chịu. Và thông qua việc làm này. Doanh nghiệp sẽ biết được khách hàng thích gì, không thích gì,dạng trò chơi nào, dạng chương trình nào được nhiều người quan tâm nhất. Đó đều là những dữ liệu quan trọng cho các chiến dịch marketing trong tương lai.

Tối ưu độ phủ sóng trên thị trường

Trò chơi là hình thức giải trí không giới hạn về độ tuổi. Chúng hấp dẫn cả người già lẫn người trẻ. Nếu như doanh nghiệp đang tìm cách thu hút người tiêu dùng ở mọi độ tuổi. Thì áp dụng gamification marketting thông qua các game-minigame hiện là phương thức dễ tiếp cận nhất đối với thị trường khách hàng rộng lớn như vậy.
Vì sao việc ứng dụng Gamification dưới hình thức game trên thiết bị di động lại mang lại nhiều như vậy. Ta hãy xem qua các thông số sau:
– Hơn 80% người dùng smartphone có tải game về điện thoại.
– Hơn 50% trong số đó chơi game hàng ngày. Khoảng 30% dành khoảng 1-2 giờ chơi game mỗi ngày.
– Tỉ lệ về giới tính gần như là tương đương nhau với 48% là -nữ và 52% là nam. Những con số này cho thấy thị trường hiện nay vô cùng rộng lớn và đa dạng.
Chỉ cần biết tận dụng sự phát triển đó vào trong chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp. Thông qua việc ứng dụng Gamification trong marketing, doanh nghiệp sẽ thu về những thành quả đáng kể.

Chi phí hợp lí

Các marketer biết chi phí cần thiết để vận hành các chiến dịch truyền thông tiếp thị truyền thống là khá cao. Và con số đó còn tăng cao hơn nếu phạm vi chiến dịch lớn hơn. Việc sử dụng Gamification hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề đó. Đối với các chiến dịch lớn. Đòi hỏi có kịch bản kỹ lưỡng cùng hệ thống lập trình, vận hành chi tiết. Việc bỏ ra các chi phí lập trình, vận hành cũng như truyền thông cực kì tốn kém.
Vậy, Gamification giải quyết được vấn đề chi phí ở chỗ nào? Với sự phát triển chóng mặt của các nền tảng xã hội, nền tảng thiết kế. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự tạo nên một minigame đơn giản và phát hành trên website, fanpage,… Những minigame này có chi phí phải chăng hơn. Thiết kế cũng đơn giản và mang lại hiệu quả không thua gì nhiều tựa game lớn. Từ đó ta thấy. Không chỉ tăng tỷ lệ chuyển đổi tức thời. Gamification còn có thể giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các SME. Tăng độ nhận diện thương hiệu, độ phủ sóng, khả năng thu thập dữ liệu của đối tượng khách hàng tiềm năng….

Bản quyền nội dung: Hearme.vn


Hearme.vn - Giải pháp đo lường hài lòng khách hàng

  • Chưa đến: 5.000 đ/ngày
Tư vấn: 0912083463

Đăng nhận xét

0 Nhận xét