Những insight đắt giá như phản ứng của khách hàng, phản hồi về sản phẩm và lòng trung thành của khách hàng, cùng với sự thấu hiểu sâu sắc về thói quen mua hàng là một số ưu điểm của việc tạo dựng và thu thập dữ liệu feedback từ khách hàng. Cụ thể hơn, dưới đây là 5 lợi ích mà feedback từ khách hàng có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn.
Giai pháp gửi phản hồi |
1. Cải thiện, Nâng Cấp sản phẩm và dịch vụ của bạn
Những đóng góp tích cực từ feedback của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn cải tiến các dòng sản phẩm và dịch vụ hiện có. Nếu bạn lắng nghe khách hàng của mình, bạn có thể tạo ra một dòng sản phẩm/ dịch vụ bám sát được nhu cầu tiêu dùng. Chỉ khi bạn tạo ra dòng sản phẩm/ dịch vụ thực sự trúng nhu cầu của họ, người tiêu dùng mới sẵn sàng chi tiền cho sản phẩm của bạn. Hãy sử dụng feedback của khách hàng một cách linh hoạt trong quá trình phát triển sản phẩm để tìm hiểu xem liệu sản phẩm của bạn có giải quyết các vấn đề đang tồn tại của khách hàng hay không.Các công ty như Dell, Apple, Microsoft và Amazon đều thành công bởi họ tiến hành nghiên cứu rất kĩ về những gì khách hàng mong muốn và sau đó cố gắng để hoàn thiện sản phẩm sao cho vượt qua mọi kì vọng của khách hàng. Là một doanh nghiệp, bạn cần phải liên kết được dữ liệu feedback của khách hàng với quá trình phát triển sản phẩm để có thể đưa doanh nghiệp tới đỉnh cao của sự thành công cùng một thương hiệu vững chắc trong tâm trí người tiêu dùng.
2. Đo lường sự hài lòng của khách hàng
Doanh nghiệp của bạn có thể đang sở hữu một nguồn doanh thu rất cao, nhưng liệu có bao nhiêu người trong số đó là những khách hàng cũ tiếp tục mua các sản phẩm mới? Số tiền bạn bỏ ra hàng tháng để thu hút khách hàng mới là bao nhiêu? Tại sao số khách hàng “thân quen” của bạn lại thấp hơn mức trung bình của thị trường? Bạn có thể tìm thấy câu trả lời cho tất cả các câu hỏi này thông qua các cuộc khảo sát chi tiết về mức độ hài lòng của khách hàng. Các cuộc khảo sát này giúp đo lường sự gắn kết của khách hàng với các sản phẩm của bạn, cũng như họ có sẵn sàng trở thành một người mua hàng trung thành của doanh nghiệp bạn hay không.Các cuộc khảo sát đo lường mức độ hài lòng có thể được thực hiện bằng cách chia sẻ một liên kết khảo sát qua email hoặc thông qua tin nhắn SMS. Hoặc, bạn có thể mời khách hàng tham gia cuộc khảo sát với quà tặng kèm theo là các phiếu giảm giá, khuyến mại. Những khảo sát này nên được xây dựng bằng các các câu hỏi đánh giá như mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ là rất hài lòng, hài lòng hay chưa hài lòng,... để từ đó biết được bạn cần làm gì để cải thiện trải nghiệm của họ.
3. Cải thiện hiệu suất làm việc của nhóm chăm sóc khách hàng
Feedback là một công cụ tuyệt vời để giúp nhóm chăm sóc khách hàng của bạn có thể phân tích và cải thiện công việc của họ. Hỗ trợ và chăm sóc khách hàng là một nhiệm vụ không hề dễ dàng, nên việc chia sẻ feedback của khách hàng với quản lý của bộ phận này sẽ giúp họ nắm rõ được các bộ phận dịch vụ và hỗ trợ mà họ quản lí có đang hoạt động tốt hay không.Hơn nữa, đây là các bộ phận đại diện cho doanh nghiệp bạn, trực tiếp làm việc với các khách hàng, vì vậy chia sẻ thông tin feedback với họ là việc tối quan trọng. Các feedback này sẽ thúc đẩy họ tương tác với khách hàng tốt hơn, và doanh nghiệp của bạn sẽ đi lên vô cùng nhanh chóng.
Bên cạnh đó, hãy nhớ rằng những phản hồi tiêu cực sẽ giúp bạn và cả team đánh giá được những điều mà doanh nghiệp đang làm không tốt và thực hiện các biện pháp khắc phục.
4. Khiến khách hàng "truyền miệng" về doanh nghiệp
Nếu như bạn biết cách khéo léo trong ngôn từ khảo sát feedback khách hàng, bạn rất có thể sẽ khiến những khách hàng “ruột” cảm thấy yêu mến doanh nghiệp và giới thiệu về sản phẩm của doanh nghiệp cho những người xunh quanh. Tâm lí của những khách hàng này là khi được bạn hỏi xin ý kiến về sản phẩm, họ cảm thấy bản thân được tham gia vào sự phát triển của doanh nghiệp và cảm thấy họ được tôn trọng, từ đó càng thêm yêu quý doanh nghiệp và đưa ra những feedback tuyệt vời, “gián tiếp” quảng bá cho doanh nghiệp của bạn.Trong một nghiên cứu gần đây do Keller Fay thực hiện cho Reward Stream, người ta nhận thấy rằng việc giới thiệu sản phẩm giữa các khách hàng với nhau là lý do hàng đầu khiến các khách hàng mới chọn mua sản phẩm của một doanh nghiệp. Điều này là vô cùng quan trọng trong suốt quá trình mua hàng. Nghiên cứu trên có nói rằng: "Hơn 8/10 người mua hàng qua lời giới thiệu của người khác bị tác động mạnh mẽ bởi những cuộc nói chuyện trực tiếp".
5. Đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt
Feedback của khách hàng chính là “Chén Thánh” dữ liệu - thứ mà bạn có thể sử dụng để đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt, cũng như xác định được ai sẽ là những người ủng hộ cho thương hiệu của mình, để từ đó cải tiến các nghiên cứu thị trường và các chiến lược tiếp thị trong tương lai.Các doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng “đốt” tiền và thời gian khi họ đưa ra các quyết định dựa trên nguồn dữ liệu không chính xác. Chỉ các dữ liệu insight thực tế mới có thể cho thấy khách hàng nhận thức về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp như thế nào. Có những feedback này trong tay cũng giống như bạn đang sở hữu những hướng dẫn chi tiết và cụ thể cho các quyết định marketing mà bạn đưa ra.
Chính vì vậy, hãy đánh giá cao và tận dụng những người ủng hộ thương hiệu của bạn (xác định bởi dữ liệu khai thác được từ nguồn khách hàng). Những người ủng hộ này sẽ cho điểm rất cao ở các phiếu feedback, đơn giản là vì họ biết doanh nghiệp của bạn xứng đáng với điều này. Hãy cố gắng tiếp cận và duy trì mối quan hệ với những người ủng hộ thương hiệu của bạn để xây dựng mối quan hệ đối tác cùng có lợi cho sự tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp!
Nguồn :Makeitnoise
Bản quyền nội dung: Hearme.vn
0 Nhận xét