Toàn cảnh trải nghiệm khách hàng: Trải nghiệm khách hàng là chiến trường mới

Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của Spa

Kinh doanh về dịch vụ Spa, làm đẹp đang là xu hướng ngày càng gia tăng. Đời sống và thu nhập tốt hơn nên các chị em phụ nữ và kể cả nam giới cũng quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe và làm đẹp. Theo đó nhiều dịch vụ thẩm mỹ, spa, làm đẹp ra đời với nhiều  loại hình và quy mô khác nhau.
Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu những tiêu chuẩn chất lượng của một Spa cần có để thu hút và giữ chân khách hàng.

Hình ảnh tại Giang Winie Beauty and Spa


1. Không gian và màu sắc

Một spa chuẩn không thể đặt vào không gian quá hẹp, khách hàng đến spa tùy theo dịch vụ mà có những yêu cầu khác nhau về không gian, sự riêng tư. Nếu Spa của bạn không được rộng rãi thì có thể bạn nên thiết kế không gian đảm bảo được sự thoải mái cho khách hàng. Kết hợp với việc đặt lịch trước cho khách hàng. Tránh tình trạng quá đông hoặc phải chờ đợi lâu.

Màu sắc ảnh hưởng đến cảm xúc của khách hàng. Phòng spa có thể dùng những màu thiên nhiên như màu kem, màu nâu đất hoặc xanh lá. Ngoài ra, tuỳ thiết kế và thông điệp của spa đó với khách hàng  để lựa chọn màu sắc phù hợp. Tuy nhiên, một spa không bao giờ dùng những gam nóng như da cam hay xanh nõn chuối.. màu ưa chuộng là nâu, vàng kem, hồng phấn và xanh lá đậm.

2. Mùi hương

Là một trong những tiêu chí được chú trọng nhất trong spa. Bởi một trong những nguyên lý spa là tác động vào khứu giác để lay động cảm quan, nên hương thơm trong phòng spa phải được lưu ý. Tinh dầu vẫn là sự lựa chọn số 1 bởi mùi hương nguyên chất, đọng lâu và đi sâu vào cơ thể. Tuyệt đối không dùng mùi xịt phòng có hóa chất.

Trong không gian chung như sảnh, phòng chờ bạn có thể sử dụng các hương thơm dễ chịu, trung tính. Trong các phòng riêng biệt về dịch vụ cho khách hàng bạn có thể sử dụng loại tinh dầu theo yêu cầu của khách hàng hoặc dịch vụ mà khách hàng sử dụng.

3. Vệ sinh

Luôn duy trì Spa ở điều kiện vệ sinh tốt nhất, sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng. Hoàn toàn không được có côn trùng trong spa, như thạch sùng, chuột, gián, muỗi, ruồi… Các nước nhiệt đới bị vấn nạn về côn trùng và chuột. Nhất là một số salon ở VN, chuột từ các kho hàng đựng mỹ phẩm chui ra ngoài, vào phòng làm dịch vụ, cắn hỏng dây điện, máy móc… Các thiết bị sử dụng cho spa như khăn mặt, găng tay, quần áo cho khách, đồng phục, nhân viên, khẩu trang nhân viên, sàn nhà, dép, lược chải tóc và cốc uống nước... phải đảm bảo vệ sinh cao độ cũng như trang bị lò hấp khử trùng bằng cực tím.

Nước uống cho khách hàng tại spa cũng phải được lựa chọn và kiểm duyệt. Các spa hiện đại thường dùng khăn và các vật dụng màu trắng hoặc kem, bởi như vậy rất dễ nhận ra vết bẩn. Những salon có khâu vệ sinh kém thường dùng khăn màu sẫm để hạn chế nhận ra vết bẩn nhìn thấy bằng mắt. Nhiều salon sử dụng đồ an toàn vệ sinh bằng cách giặt rồi đóng nilon, đảm bảo không bụi và vi trùng. Ở Việt Nam, không ít mỹ viện đã sử dụng lò hấp khử trùng cực tím cho tất cả các loại khăn động đến da của khách hàng như khăn lau mặt nạ, khăn rửa mặt…

4. Âm nhạc

Âm nhạc trong salon không đơn thuần chỉ là những điệu nhạc không lời, có dòng nhạc chuyên dùng cho các spa và salon điều trị cho khách hàng. Nhạc đảm bảo yếu tố sâu, gợi và thoát xác. Nhạc có nhiều tiếng của thiên nhiên như tiếng suối, sáo, chim hót… các bài thường dài, từ 20-30 bài. Có những salon chuyên điều trị phục hồi theo nhạc sẽ có bài massage riêng theo điệu nhạc một cách rất chuyên nghiệp.

Đặc biệt, hoàn toàn không sử dụng nhạc có lời rõ tiếng… Họ thường xếp nhạc cho spa là nhạc cho tâm linh và tâm hồn. Mua tại các cửa hàng trang bị đồ spa nổi tiếng. Có một số đĩa nhạc được nhiều salon lựa chọn như Doping in dearm, Sleep, Nuture in life, Music on the sould…

5. Tiếng động

Một spa đúng nghĩa chuẩn có thiết kế để cách âm rất tốt, phòng nọ độc lập hoàn toàn với phòng kia. Khách hàng thường đi spa để thư giãn, thả lỏng nên họ cần một không gian tuyệt đối yên tĩnh. Thậm chí thẩm mỹ viên không được phép nói, chỉ trừ những câu rất khẽ như quay mặt, và diễn giải các bước…

Nhiều thẩm mỹ viện tại Việt Nam còn để cả tivi trong phòng dịch vụ cho khách xem phim, hoặc khách hàng nằm nói chuyện với nhau rất to tiếng, thậm chí chuông điện thoại inh ỏi. Thường các spa có biển cấm dùng điện thoại bên mình khi đang spa, bởi sẽ làm khách hàng mất tập trung, không thả lỏng và kết quả trị liệu không cao. Ngay như tiếng cửa, tiếng nước chảy... thậm chí thở cũng phải rất khẽ, chỉ có tiếng nhạc văng vẳng và mùi hương.

6. Mỹ phẩm

Luôn sử dụng những mỹ phẩm được tuyển chọn và có chất lượng tốt nhất. Điều khách hàng đang tìm kiếm là một địa chỉ có thể tin tưởng và thường xuyên lui tới. Được sử dụng loại mỹ phẩm tốt nhất.

Hãy hỏi khách hàng có bị dị ứng với một loại sản phẩm nào không trước khi sử dụng trực tiếp, nếu không chắc chắn hãy thử xem da của khách hàng có bị kích ứng hay không?

Một spa nhỏ thường chỉ để sản phẩm nguyên lọ to, làm đến đâu lấy đến đó nên chóng bị oxy hóa và mất vệ sinh. Những salon chuyên nghiệp có những bộ khay đựng chuyên nghiệp bằng thuỷ tinh hoặc nhựa công nghiệp. Liều lượng quy định, khách hàng không bị quá nhiều hoặc quá ít hoặc thừa thiếu sản phẩm, sản phẩm luôn được bảo quản ở nhiệt độ lý tưởng nhất.

6. Dịch vụ đa dạng

Xây dựng cho spa của bạn một hoặc một nhóm dịch vụ là thế mạnh. Điều đó thuyết phục khách hàng rằng chất lượng dịch vụ của bạn rất tốt. Đồng thời bạn cũng cần tạo ra những dịch vụ kèm theo làm đa dạng dịch vụ của spa.

Bạn cũng có thể ghép các dịch vụ của mình thành các gói, quà tặng, Như gói làm trắng da toàn diện, Liệu trình trắng da sau 7 ngày.... hoặc tặng massage khi khách hàng mua dịch vụ chăm sóc da chẳng hạn.

7. Lịch sử khách hàng

Khách hàng đến spa, và bạn luôn hy vọng khách hàng sẽ quay trở lại. Vậy khi khách hàng quay trở lại làm cách nào bạn biết trước đó khách hàng đã sử dụng dịch vụ gì? do nhân viên nào phục vụ? Cảm nhận của khách hàng đó ra sao? Khách hàng có lưu ý gì về loại mỹ phẩm, mùi hương hay không? Họ thường đi một mình hay đi cùng bạn bè?

Ghi nhận lại lịch sử khách hàng giúp bạn cung cấp một dịch vụ khách hàng tốt hơn. Trải nghiệm thú vị hơn cho khách hàng. Hơn thế nó giúp bạn biết rằng nên cung cấp thông tin, sản phẩm, dịch vụ gì cho khách hàng này.

8. Nhân viên spa

Điểm đầu tiêu khi khách hàng cảm nhận về một Spa đến từ việc nhân viên Spa đối xử với khách hàng, thái độ phục vụ, cách ăn nói, giao tiếp. Spa cần truyền tải đến khách hàng sự nhiệt tình, thân thiện, niềm nở với khách hàng.

Trải nghiệm khách hàng từ người bảo vệ, nhân viên vệ sinh, lễ tân, tư vấn, chuyên viên, kỹ thuật, người quản lý đều cần thể hiện sự quan tâm, và tinh thần phục vụ khách hàn.

Chuyên viên thẩm mỹ là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về sức khỏe của khách hàng, chính bởi vậy họ phải được đào tạo chuyên sâu về ngành thẩm mỹ, giải phẫu cơ thể người, và trên hết họ phải hiểu rất kỹ sản phẩm của họ sử dụng cho khách hàng.

Một chuyên viên thẩm mỹ chuyên nghiệp phải có ít nhất 6 tháng học nghề và phải có tối thiểu 3.000 giờ làm việc (thực hành) thực tế với khách hàng có giám sát bên cạnh. Một chuyên viên thẩm mỹ spa phải có đôi bàn tay ấm, chắc chắn, không có mồ hôi và không có vết chai sần.

Ngoài ra, phải có lòng đam mê nghề nghiệp, yêu thích công việc thì mới gắn bó với nghề lâu dài được. Những nhân viên thẩm mỹ của Việt Nam có một thiệt thòi lớn là chưa có trường đào tạo thẩm mỹ, bởi đơn giản hầu như toàn từ người nọ truyền cho người kia, theo kinh nghiệm và theo bài thực hành của mình, dựa trên việc mình đi học hay copy động tác. Chính điều này đã gây ra sự thiếu trầm trọng những thẩm mỹ viên có tay nghề và được đào tạo chính quy tại những spa 5 sao. Hầu hết những spa này đều cho nhân viên học nghề từ chính những hãng cung cấp sản phẩm sử dụng tại salon.


Bản quyền nội dung: Hearme.vn


Hearme.vn - Giải pháp đo lường hài lòng khách hàng

  • Chưa đến: 5.000 đ/ngày
Tư vấn: 0912083463

Đăng nhận xét

0 Nhận xét