Toàn cảnh trải nghiệm khách hàng: Trải nghiệm khách hàng là chiến trường mới

Sức mạnh của chuyển đổi số qua bài học thành công của Lego, Target, Capital One

Chuyển đổi số không chỉ cải thiện, thay thế các quy trình lỗi thời, kém hiệu quả mà còn thúc đẩy sáng tạo, mở ra cơ hội phát triển cho những sản phẩm, dịch vụ chưa từng có trước đây. Nhờ chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp được cứu sống và quay trở lại đường đua phát triển với các đối thủ.

Lego thoát khỏi bờ vực phá sản sau chuyển đổi số

Sau 3 thập niên mở rộng và phát triển, Lego bắt đầu đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng giai đoạn 1992-2004. Đến năm 2004, Lego đã cận kề phá sản. Đứng trước tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc, Lego quyết định tái cấu trúc và thực hiện chuyển đổi số để tìm nguồn thu mới.

Nhờ bước đi quan trọng này, Lego đã thoát khỏi bờ vực phá sản khi chuyển đổi số cho phép Lego mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang phim ảnh, trò chơi trên di động và ứng dụng điện thoại.
Chuyển đổi số giúp Lego tăng trưởng trở lại, thoát khỏi bờ vực phá sản.
Sau 10 năm chuyển đổi, Lego đạt tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBITDA) là 37,1% năm 2014, tăng 15% so với năm 2007. Năm 2014 cũng là năm đầu tiên mảng phim ảnh của Lego đạt mức doanh thu 468 triệu USD chỉ với kinh phí đầu tư 60 triệu USD. Như vậy lợi nhuận đã gấp mấy lần đầu tư.

Đến nửa đầu năm 2015, Lego vươn lên vị trí số một trong ngành công nghiệp đồ chơi với mức doanh thu tăng đột biến, 2,1 tỷ USD, "vượt mặt" nhiều đối thủ đáng gờm, bao gồm "ông lớn" Mattel.

Capital One đóng cửa 37 phòng giao dịch sau chuyển đổi số

Chuyển đổi số cho phép ngân hàng Capital One đóng cửa 37 phòng giao dịch khi khách hàng đã có thể làm mọi thứ online. Điều này giúp ngân hàng tiết kiệm được một khoản chi phí lớn, đồng thời tiết kiệm thời gian di chuyển, rút ngắn thời gian xử lý giao dịch cho khách hàng.

Là một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu của Mỹ, Capital One luôn vận động, đổi mới để đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng. Và Capital One cũng không tách mình khỏi xu hướng chuyển đổi số của thế giới, thậm chí còn là ngân hàng dẫn đầu trong công cuộc chuyển đổi.

Capital One đã khởi động chiến lược chuyển đổi số từ những năm đầu thập niên 2010. Năm 2013, Capital One cho ra mắt chương trình mở thẻ mới online và cung cấp các giao dịch trực tuyến, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
Với sự kết hợp của Capital One và Alexa, khách hàng có thể điều khiển các giao dịch bằng giọng nói.
Tháng 3 năm 2016, Capital One trở thành ngân hàng đầu tiên cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch online thông qua trợ lý ảo Alexa (một thiết bị điều khiển bằng giọng nói thông minh do Amazon phát triển). Theo đó, khách hàng có thể sử dụng giọng nói để ra lệnh cho Alexa thực hiện các giao dịch thay vì phải đăng nhập vào ứng dụng và tự thực hiện.

Nhờ ứng dụng công nghệ mới vào phát triển các dịch vụ ngân hàng, khách hàng ngày càng ưa chuộng giao dịch online và giảm tần suất đến phòng giao dịch. Điều này cho phép Capital One đóng cửa 37 phòng giao dịch trên khắp nước Mỹ, tiết kiệm một khoản lớn chi phí trong khi tập khách hàng trung thành vẫn ổn định.

Target quay lại đường đua sau chuyển đổi

Năm 2016, Target ghi nhận sự sụt giảm doanh thu nghiêm trọng. Nhà bán lẻ lớn thứ 8 của Mỹ quyết định chuyển đổi số để thay đổi tình hình.

Cũng giống như Walmart, Target đầu tư phát triển các ứng dụng hỗ trợ khách hàng mua sắm dễ dàng hơn. Ngoài nâng cấp website và ứng dụng mua sắm qua điện thoại, Target còn số hoá tại cửa hàng.

Nỗ lực chuyển đổi số của Target được đền đáp bằng sự phục hồi tăng trưởng sau đà giảm năm 2016. Đến năm 2019, doanh thu của Target đã vươn lên 78,11 tỷ USD.
Chuyển đổi số giúp Target hồi phục và trở lại đường đua tăng trưởng


Bản quyền nội dung: Hearme.vn


Hearme.vn - Giải pháp đo lường hài lòng khách hàng

  • Chưa đến: 5.000 đ/ngày
Tư vấn: 0912083463

Đăng nhận xét

0 Nhận xét